Tiểu sử thầy thích trí quảng

[Tiểu Sử] Thầy Thích Trí Quảng Là Ai? Trụ Trì ở Chùa Nào?

Xin chào các bạn, trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về tiểu sử thầy Thích Trí Quảng, nội dung biên soạn sẽ bao gồm thông tin sơ lược về cuộc đời và đạo nghiệp của vị hòa thượng này. Người được xem là một trong số những nhà sư có nhiều đóng góp và ảnh hưởng đến nền Phật Giáo Việt Nam hiện nay. Vậy hòa thượng Thích Trí Quảng là ai và các bài thuyết pháp nào của ngài được đại chúng yêu thích nhất? Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Tiểu sử thầy Thích Trí Quảng

Hòa thượng thích trí quảng là ai?
Hòa thượng thích trí quảng là ai?

Trước khi xuất gia, Hòa Thượng Thích Trí Quảng có thế danh là Ngô Văn Giáo. Theo thông tin được lấy trên website của Học viện Phật Giáo Việt Nam (http://vbu.edu.vn) thì thầy Thích Trí Quảng sinh ngày 15 tháng 1 năm 1938. Quê tại xã Phú Mỹ Hương, huyện Củ Chi, Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, theo sách “Nhân vật Phật Giáo Việt Nam” tập I, do thầy Thích Bổn Đồng chủ biên, xuất bản bởi nhà xuất bản Tôn Giáo, tại Hà Nội năm 2017 thì Hòa Thượng Thích Trí Quảng sinh năm 1940.

Theo Phật Giáo Bắc Tông, những đứa trẻ dưới 20 tuổi phát tâm nguyện xuất gia, thì nam sẽ được gọi là Sa di, nữ thì gọi là Sa di ni. Tới năm 20 tuổi, khi chứng tỏ được khả năng lục tu học, đủ điều kiện tu tập, thì sẽ được thụ giới cụ túc. Với nam là 250 giới tỳ kheo và nữ là 348 giới tỳ kheo nữ. Trùng hợp là thầy Thích Trí Quảng thọ giới tỳ kheo năm 1960 nên chúng tôi đề cập năm sinh chính xác của thầy là 1940 trong phần tiểu sử này.

  • Pháp danh: Tâm Không
  • Pháp Tự: Nhật Nghiêm
  • Pháp Hiệu: Trí Quảng

Năm 10 tuổi thầy xuất gia tại chùa Huê Nghiêm (tọa lạc tại số 299B, Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2, TP.Hồ Chí Minh). Năm 1960 thầy được thọ giới Tỳ Kheo với Hòa thượng Thích Trí Đức, viện chủ Tổ Đình Huê Nghiêm, Thủ Đức, thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41. Sau đó hòa thượng Thích Trí Quảng còn được tiếp thụ với các hòa thượng Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, Thích Thiện Hào, Thích Trí Tịnh.

Thời điểm đó, điều kiện đất nước chưa ổn định, Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo Phật Giáo bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Do đó, thầy đã sang Nhật học tập và nghiên cứu Phật Pháp chuyên sâu hơn tại trường Đại học Rissho, Tokyo, Nhật Bản. Năm 1971 thầy tốt nghiệp học với học vị Tiến sĩ Phật Học.

Các hoạt động Hoằng Pháp của hòa Thượng Thích Trí Quảng tại Việt Nam

Các hoạt động Hoằng Pháp của hòa Thượng Thích Trí Quảng tại Việt Nam

Sau chuyến du học và đạt được học vị Tiến sĩ Phật học tại Nhật Bản, thầy Thích Trí Quảng đã có có nhiều hoạt động hoàng pháp liên tục, xuyên suốt, kéo dài cho đến tận ngày nay.

  • Từ năm 1973-1975 thầy Thích Trí Quảng được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) bổ nhiệm làm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Phiên dịch và Trước tác.
  • Từ năm 1981-2007 Hòa Thượng Thích Trí Quảng làm Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương của GHPGVN, phụ trách đào tạo Tăng sĩ về hoằng pháp.
  • Từ năm 1989 – nay, Hòa thượng làm Tổng biên tập Báo và Nguyệt san Giác Ngộ, chia sẻ thông tin về Phật Giáo, Tăng Lữ cũng như các kiến thức Phật Pháp cho toàn thể mọi người được biết.
  • Từ năm 1999 – nay, Hòa thượng được suy cử làm Trưởng ban Trị sự GHPGVN Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thiền sư Thích Trí Quảng là Chứng minh Đạo sư Thiên Thai Thiền giáo tông đời thứ 43.

Cho đến hiện tại, thầy Thích Trí Quảng là Trụ trì và Viện Chủ của nhiều ngôi chùa, viện lớn ở Việt Nam.

  • Trụ trì Việt Nam Quốc Tự, tại quận 10, TP.Hồ Chí Minh;
  • Viện chủ Tổ đình Ấn Quang, tại quận 10, TP.Hồ Chí Minh;
  • Viện chủ Tổ đình Huê Nghiêm, tại Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh;
  • Viện chủ chùa Huê Nghiêm 2, tại quận 2, TP.Hồ Chí Minh;
  • Viện chủ chùa Linh Sơn Bửu Thiền, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu;
  • Viện chủ Tổ đình Linh Nguyên, tại Đức Hoà, Long An.

Các chức vụ quan trọng mà thầy Thích Trí Hòa đã đảm nhiệm

Trong cả cuộc đời tu tập và hoằng pháp của mình. Thầy Thích Trí Quảng đã giữ nhiều vị trí quan trọng tại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) cũng như nhiều cơ quan, tổ chức về Phật Giáo khác trên cả nước.

Nhiệm kỳ 2002 – 2007

  • Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
  • Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.
  • Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
  • Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.
  • Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM.

Nhiệm kỳ 2007 – 2012

  • Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
  • Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.
  • Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
  • Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN.
  • Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM.
  • Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ.

Nhiệm kỳ 2012 – 2017

  • Phó pháp chủ Hội Đồng Chứng Minh Trương GHPGVN.
  • Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung ương GHPGVN.
  • Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
  • Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.
  • Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN.
  • Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM.
  • Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ.

Nhiệm kỳ 2017 – 2022

  • Phó pháp chủ kiêm Giám luật Hội Đồng Chứng Minh Trung ương GHPGVN
  • Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM
  • Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM.
  • Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ.
  • Chủ tịch Hội đồng Giám Luật Hội Đồng Chứng Minh Trung Ương GHPGVN

Những đóng góp của Hòa Thượng Thích Trí Hòa cho nền Phật Giáo Việt Nam

Thành lập Đạo tràng Pháp Hoa

  • Đạo tràng Pháp Hoa ở miền Nam

Đạo tràng Pháp Hoa là nơi tu học dành cho đại chúng. Đạo tràng được thành lập bởi thầy Thích Pháp Hòa. Với ban đầu là một cơ sở tại TP Hồ Chí Minh, hiện mô hình đạo tràng đã được nhân rộng đến nhiều cơ sở trên toàn quốc, thậm chí là hải ngoại.

Thích Trí Quảng Thành lập Đạo tràng Pháp Hoa

Đạo tràng Pháp Hoa đầu tiên được thành lập ở TP. Hồ Chí Minh. Khi đó, đất nước ta vừa thống nhất, kinh tế còn khó khăn, xã hội còn rối loạn. Thầy Thích Trí Quảng đã tập hợp các em nhỏ cấp tiểu học lại, tới chùa Ân Quang tụng kinh Pháp Hoa 28 phẩm.

Trong các em, có người thuộc lòng ba trên bảy bộ của kinh Pháp Hoa, cũng có em thuộc cả bộ. Mỗi sáng, lúc 5 giờ có khoảng 300 đến 400 người, tụ tập về chùa Ân Quang để tụng kinh. Thường là kinh Pháp Hoa. Ngoài ra, cũng có tung các loại kinh khác như kinh Dược Sư hay kinh A Di Đà do đích thân Hòa Thượng biên soạn.

Công đức tu học kỳ diệu của các em nhỏ đã cảm hóa được các người thân. Rất nhiều anh, chị, cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình đã phát tâm quy y, tu học theo Hòa Thượng. Chúng đầu tiên người đặt tên là chúng Ngọc Nữ. Sau vài năm hoạt động đã mở rộng lên với chúng A Nan, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Quan Âm, Phổ Hiền…

Đạo tràng ngày càng phát triển, số lượng người tham gia tu học ngày càng đông, mô hình đạo tràng được nhân rộng ra nhiều tỉnh thành khác ở phía Nam.

Đạo tràng thứ hai ở chùa Khánh Quang, Cần Thơ. Đạo tràng thứ ba ở chùa Tổ Quang Âm, Cà Mau. Đạo tràng thứ tư ở chùa Bửu Thọ, Kiên Giang. Theo mỗi bước chân của thầy Thích Trí Quảng, lại có  thêm nhiều đạo tràng nữa được mở ra, tạo địa điểm tu học cho rất nhiều Phật tử.

Tỉnh Bình Dương có đạo tràng tại các chùa: Tây Thiên, Bửu Minh, Thiên Đức, Thiên Ngọc, Thiên Hòa, Vạn Phước, Thuận Thiên, Ngọc Thành.

Tỉnh Đồng Nai có các đạo tràng Pháp Hoa tại các chùa: Linh Quang, Gia Canh, Đại Phước, Kiên Sơn.

Tỉnh Long An có tại chùa Thiên Châu. Vĩnh Long có tại tại tịnh xá Ngọc Viên. Lâm Đồng có tịnh thất Bửu Hoa Sơn, chùa Bửu Hương…

  • Đạo tràng Pháp Hoa ở miền Bắc

Tại các tỉnh miền Bắc, đạo tràng Pháp Hoa phát triển mạnh mẽ và có mặt tại nhiều tỉnh thành. Tại Hà Nội, đạo tràng có tại các chùa Lý Quốc Sư, chùa Phụng Thánh, chùa Bát Mẫu, chùa Duệ Tú, chùa Lâm Tiên, chùa Liên Hoa, chùa Mọc Quan Nhân, chùa Quán Sứ.

Tại Hà Nam có tại chùa Thịnh Đại, chùa Bảo Khánh. Tỉnh Nam Định có tại chùa Linh Ứng, chùa Ỏn, chùa Kim. Tỉnh Bắc Ninh có tại chùa Đại Bi. Tỉnh Hưng Yên có tại chùa Long Đằng. Tỉnh Ninh Bình có tại ở Tổ đình Kim Liên và chùa Phương Đình. Tỉnh Hải Dương có tại chùa Linh Sơn Vạn Phúc và chùa Phong Hanh. Thành phố Hải Phòng có các tại ở chùa Hào Quang, chùa Viên Quang. Và tận thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cũng có tại ở chùa Xuân Lan…

Tổng cộng trong vòng 10 năm từ khi thành lập đến nay đã có trên 40 tại phát triển ở phía Bắc.

  • Đạo tràng Pháp Hoa tại Hải Ngoại

Không chỉ tại trong nước, đạo tràng phát triển tại hải ngoại, nhằm truyền bá Phật pháp đi khắp mọi nơi. Các đệ tử của Hòa Thượng Thích Trí Quảng đã phát triển đạo tràng Pháp Hoa tại nơi họ sinh sống như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Canada, Úc…

Xây dựng chùa Huê Nghiêm

Chùa Huê Nghiêm thuộc hệ phái Bắc Tông, địa chỉ tại số 299B, Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Diện tích đất chùa ngày nay do thầy Thích Hồng Tín tạo mãi cho tổ đình Huê Nghiêm, Thủ Đức năm 1899.

Trước đây, phần đất này dùng để sản xuất lúa gạo cho tổ đình. Từ sau năm 1975, thầy Thích Trí Quảng đã cho xây dựng thảo am, rồi chùa Huê Nghiêm 2 tại đây, để có chỗ cho chúng Tăng Ni và Phật tử tu học, nghỉ ngơi. Đến năm 1998, chùa Huê Nghiêm 2 chính thức được công nhận.

Ngày 27/05/2000 thầy Thích Giác Hoằng đã cúng cho chùa 3 viên Xá lợi của đức Bổn sư và hai vị Thánh Tăng Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất. Đặc biệt, ở sân trước chùa có tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 12m (tượng cao 8m, đài cao 4m) bằng đá hoa cương nguyên khối nặng 60 tấn do Hòa thượng Thích Tịnh Từ, viện chủ chùa Kim Sơn (Hoa Kỳ) cúng dường năm 2003.

Ngày 4 tháng 5 năm 2017, Hòa Thượng Thích Trí Quảng đã quyết định trao quyền trụ trì chùa Huê Nghiêm cho Thượng tọa Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM, Phó ban Nghi lễ Trung ương GHPGVN Thích Lệ Trang.

Hằng năm, cứ đến Đại lễ Phật Đản, chùa Huê Nghiêm 2 được Ban Đại diện Phật giáo Quận 2 chọn chùa là nơi hành lễ tập trung cho hàng trăm Tăng Ni và hàng ngàn Phật tử tham dự. Mỗi năm chùa đón tiếp hàng trăm ngàn đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, cúng bái. Nơi đây cũng là nơi phật tử tụ tập về trong mỗi dịp thầy Thích Trí Quảng thuyết pháp.

Đại trùng tu “Việt Nam Quốc Tự”

Viện Nam Quốc Tự hiện là trụ sở mới của Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thay thế cho trụ sở cũ là chùa Ấn Quang. Chùa tọa lạc tại địa chỉ 244 đường Ba tháng Hai, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam Quốc Tự được khởi công xây dựng vào 12/10/2014. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án Việt Nam Quốc tự là 250 tỷ đồng, trong đó phần chánh điện được đầu tư tu sửa với chi phí là 180 tỷ.

Các hạng mục công trình đã hoàn thành gồm 5 tầng với những công năng khác nhau. Đặc biệt, tháp bảo 13 tầng (tháp Đa Bảo), cao 63 mét ngoài ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần phụng sự, thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia cuộc tranh đấu bất bạo động của Phật giáo vì hòa bình và bình đẳng tôn giáo tại miền Nam năm 1963. Nơi đây còn là nơi tôn thờ xá lợi trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức.

Ngày 7 tháng 11 năm 2017, công trình Việt Nam Quốc Tự xây mới chính thức được khánh thành.

Các giải thưởng, danh hiệu mà đại đức Thích Trí Quảng đạt được

Tiến sĩ danh dự – Đại học Hoàng gia Thái Lan

trao bằng tiến sĩ danh dự cho HT Thích Trí Quảng

Năm 2008, ghi nhận các công đức và sự đóng góp to lớn của đại đức Thích Trí Quảng cho sự nghiệp Hoằng Pháp và Giáo dục Phật giáo, Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya thuộc Hoàng gia Thái Lan đã trao bằng Tiến sĩ danh dự cho Hòa thượng. Hòa thượng là tu sĩ Việt Nam thứ hai nhận danh dự này, người đầu tiên là Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu.

Huân Chương Độc Lập Hạng Nhất

Ngày 13/11/2011 tại chùa Huê Nghiêm, thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Trí trân trọng trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến Hòa thượng Thích Trí Quảng.

Ngày 18 tháng 6 năm 2022, tại Việt Nam Quốc Tự, nhân Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2022-2027, thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu trân trọng trao Huân chương Độc lập Hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng – Quyền Pháp chủ GHPGVN.

Huân chương Lao Động Hạng Nhất

Ngày 7/11/2017 tại Đại hội đại biểu Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX nhiệm kỳ 2017 – 2022 tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang trao Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến Hòa thượng Thích Trí Quảng.

Giải thưởng “Lãnh đạo xuất sắc Phật giáo thế giới”

Ngày 23/2/2016, tại Viện Công nghệ châu Á (AIT, Thái Lan), Liên minh Các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới (WABL) đã long trọng tổ chức lễ tôn vinh các nhà lãnh đạo Phật giáo các nước lần thứ 3 – 2016.

Tại đây, đại đức Thích Trí Quảng đã được trao giải thưởng “Lãnh đạo xuất sắc Phật giáo thế giới” (The World Buddhist Outstanding Leader Award) từ Hòa thượng Somdet Phramaha Ratchmangkhlachan, Quyền Tăng thống Phật giáo Thái Lan trước sự chứng kiến của đại biểu Phật giáo đến từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tác phẩm, công trình nghiên cứu về Phật Giáo

Trong suốt cuộc đời tu học Phật Pháp của mình, Hòa Thượng Thích Trí Quảng đã viết và biên dịch hơn 50 tác phẩm nghiên cứu Phật học. Các tác phẩm biên soạn gồm:

  • Bổn môn Pháp Hoa Kinh
  • Lược giải Kinh Duy Ma
  • Lược giải Kinh Pháp Hoa
  • Lược giải Kinh Hoa Nghiêm
  • Nghi thức Sám hối Hồng danh
  • Nghi thức Vu Lan – Báo hiếu
  • Nghi thức cầu an
  • Hoằng pháp và Trụ trì
  • Tư tưởng Phật giáo (3 tập)
  • Phật giáo nhập thế và phát triển (3 tập)

Các tác phẩm phiên dịch gồm:

  • Kinh A di đà
  • Kinh Dược Sư
  • Kinh Đại Bảo Tích

Ngoài ra, hòa thượng Thích Trí Quảng còn rất nhiều bài pháp thoại hướng dẫn tu học hay có trên Youtube.

Trên đây là những thông tin mà Hướng Về Phật Giáo biên soạn về tiểu sử thầy Thích Trí Quảng, nếu đại chúng có đóng góp nào thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected], xin vui lòng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *