Luân Hồi Là Gì? Nó Có Thật Hay Không & Cách Thoát Khỏi

Luân Hồi Là Gì? Nó Có Thật Hay Không & Cách Thoát Khỏi

Nếu bạn đang đi tìm lời giải đáp cho luân hồi là gì? Hay kiếp nhân hồi có thật hay không? Thì hôm nay, Hướng Về Phật Giáo xin hoan hỷ tổng hợp lại toàn bộ thông tin trong bài viết này. Nhằm giúp quý Phật tử hay đại chúng, những ai đang muốn tìm hiểu có thể hiểu rõ khái niệm cũng những các thông tin xoay quanh sự thật về luân hồi chuyển kiếp trong Đạo Phật.

Luân hồi là gì?

Để giải thích luân hồi có nghĩa là gì? Chúng ta sẽ cùng bóc tách, “Luân” ở đây nghĩa đen được hiểu là sự luân chuyển, xoay vần. Còn “Hồi” là sự quay về, trở về.

Ngoài ra, luân hồi trong tiếng Phạn là Samsàra, giải nghĩa sang tiếng việt là chỉ sự tiếp diễn liên tục của những cõi sống. Vòng tròn xoay chuyển liên lục này thường được gọi với cái tên “bánh xe luân hồi” – Samsaracakka.

Kiếp luân hồi là gì?

Luân hồi chuyển kiếp là gì
Luân hồi chuyển kiếp là gì

Hiểu theo ý nghĩa trên mà giải thích kiếp sống luân hồi là gì? Thì cơ bản đây là vòng tròn xoay hay một chiếc bánh xe lăn mang tên các Kiếp của con người, cứ lăn đi lăn lại mà không có điểm dừng.

Cơ thể con người được chia làm 2 phần: linh hồn và thể xác. Sau khi chết, phần linh hồn sẽ lại đi đầu thai qua kiếp sống khác, sự xoay chuyển được ví như chiếc bánh xe, vòng quay không ngừng.

Nếu chúng ta không tìm kiếm sự “giải thoát” thì sẽ mãi mãi luân hồi trong lục giới (6 cõi bao gồm: Cõi Trời, Cõi A-tu-la, Cõi Ta Bà, Cõi súc sinh, Cõi Ngạ quỷ, Cõi Địa ngục) – một vòng quay bất tận.

6 cõi luân hồi trong Phật giáo

1. Cõi trời

Trong lục giới luân hồi thì Cõi Trời là cõi cao nhất, đây là cõi mà sau khi chết chúng ta đều muốn tới. Nhưng để đến được đây, thì việc tích lũy phúc đức và phước báu qua nhiều tiền kiếp phải cực kỳ nhiều. Tại đây, chư thiên và con người luôn có cuộc sống an nhàn, bởi họ có phép thuật muốn gì được nấy. Nhưng cũng chính điều này mà nhiều vị thần tiên đã lơ đãng trong việc tu hành, mất đi trí tuệ của đời trước.

2. Cõi A-tu-la

Ở đây tồn tại những sinh vật đầy tài năng và mạnh mẽ, vì không tích đủ phước đức để lên cõi trời mà phải vào đây. Vì vậy, họ có trong mình sự thù hận, ganh ghét, đố kỵ, cuộc sống tại đây không có sự công bằng, không sự kiên nhẫn, mà chỉ có tính ganh đua.

3. Cõi người

Cõi người là nơi lý tưởng giúp thoát khỏi quy luật luân hồi chuyển kiếp. Tuy nhiên, do sự phức tạp của cảnh giới này, nhiều người vẫn lựa chọn trốn tránh đau khổ và tận hưởng niềm vui của cuộc sống, gây nghiệp bất thiện và vẫn phải sống lại ở cõi người hoặc các cảnh giới thấp hơn. Cõi người tượng trưng cho niềm đam mê, hoài nghi và ham muốn, nhưng giác ngộ vẫn có thể đạt được nếu ta quyết tâm và nhận ra điều đích thực mang lại hạnh phúc.

4. Cõi súc sinh

Cõi súc sinh bao gồm gia súc, cừu, lợn, ngựa và tất cả côn trùng, cá, gia cầm, dã thú và các loài động vật khác.… Tại đây, chúng không có nhận thức phân biệt tốt xấu và thường có xu hướng lảng tránh, sợ sệt, nhút nhát.

5. Cõi Ngạ Quỷ

Chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh về ngạ quỷ, có thể thấy chúng có khuôn mặt dữ tợn, những kẻ luôn phải chịu cảnh đói khát. Điểm chung của cõi này lại sự tham lam, ích kỷ vô độ, luôn muốn chiếm mọi thứ thành của riêng.

6. Cõi địa ngục

Đây là nơi tăm tối nhất trong 6 cõi luân hồi và không ai muốn tới. Tất cả những kẻ xuống đây đều phải chịu khổ hình, tra tấn dã man, từ tắm lạnh, thiêu trong lửa nóng… Nếu chúng sinh phạm mười điều ác và năm ác giới thì sẽ bị đọa vào địa ngục.

Nguyên nhân của sự luân hồi

Đạo Phật cho rằng, nguyên nhân dẫn tới vòng luân hồi là do Nghiệp.

Do vô minh mà dẫn tới nhiều hành động – muôn hình vạn trạng. Các hành động từ thân, miệng, ý thức sẽ tạo ra nghiệp khác nhau, bao gồm cả thiện nghiệp và ác nghiệp. Chính sự tồn tại của nghiệp sẽ được chuyển tiếp, tích tụ lại trong quá trình luân hồi chuyển kiếp. Nhân kiếp này sẽ làm Nghiệp kiếp khác, Nghiệp kiếp này sẽ làm Nhân kiếp khác.

Việc sau khi chết, bạn đi vào đâu trong 6 cõi sẽ phụ thuộc vào hành động hiện tại. Nếu khi còn sống, chúng ta thực hiện được 10 nghiệp lành (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dục, không nói dối, không thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác, không tham muốn, không giận hờn, không si mê) thì ăn sẽ được vào 3 cõi trời. Ngược lại, Nếu chúng ta phạm ngũ giới (Sát sinh, trộm cướp, gian dâm, nói dối, uống rượu) thì sẽ phải vào 3 cõi: Súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.

Kiếp luân hồi có thật hay không?

Luân hồi tồn tại, và mục đích giáo hóa của Phật Thích Ca Mâu Ni là để cho chúng ta thoát khỏi luân hồi, để đạt được giải thoát và hạnh phúc thực sự.

Đạo Phật dạy con người làm việc thiện, cũng mong con người đi đến chỗ tốt lành, tránh đọa vào ba giới ác chịu muôn vàn khổ đau. Dù rơi vào cõi Trời, Atula, hay cõi Người thì vẫn là chưa thoát khỏi luân hồi nhưng đã tốt đẹp hơn rất nhiều khi rơi vào ba cõi ác.

Làm sao để thoát khỏi cõi luân hồi?

Muốn thoát khỏi bánh xe luân hồi sáu cõi thì trước hết chúng ta phải cắt đứt tam độc (tham – sân – si), nói tam độc như một hạt giống có thể nảy mầm tạo nên tất cả. Chúng sinh luân chuyển trong “dục giới – sắc giới – vô sắc giới” khó có thể tách rời, nếu như ngã chấp và tham – sân – si được đoạn trừ thì đồng nghĩa với sự khổ đau cũng không còn tồn tại.

Để mà nói, hiếm có ai không bị ô nhiễm khi tồn tại qua lục giới, chỉ có những người đọc kinh thấy tánh rồi dần dần mà thoát ra khỏi vũng lầy đó. Vì vậy, nếu chúng sinh biết tinh tấn tu hành chứng quả A La Hán mới có niềm vui khi niết bàn. Đây chính là con đường giúp chúng ta thoát khỏi kiếp luân hồi.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc đã biết được câu trả lời cho luân hồi là gì? Những người biên soạn tại Hướng Về Phật Giáo rất mong bạn đọc hoan hỷ chia sẻ thông tin này tới tất cả người khác muốn tìm hiểu. Hãy theo dõi mục Từ Điển Phật Học của chúng tôi để nắm được những nền tảng ban đầu cho công việc nghiên cứu Đạo Phật của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *