Cõi Ngạ Quỷ Là Gì? Chúng Ở Đâu Và Có Bao Nhiêu Loài Ngạ Quỷ

Cõi Ngạ Quỷ Là Gì? Chúng Ở Đâu Và Có Bao Nhiêu Loài

Nếu bạn đang quan tâm về chủ đề Ngạ quỷ là gì? Chúng ở đâu và có bao nhiêu loại thì tại đây, bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn. Những người biên soạn tại Hướng Về Phật Giáo đã tham khảo, sưu tầm mọi thông tin liên quan trên internet và trong Kinh điển để soạn ra bài viết Cõi Ngạ Quỷ Là Gì? Chúng Ở Đâu Và Có Bao Nhiêu Loài Ngạ Quỷ. Sau đây mời quý bạn đọc cùng theo dõi!

Cõi ngạ quỷ là gì?

Cõi ngạ quỷ trong đạo Phật thuộc một trong sáu cõi luân hồi. Khi chúng ta chết, chỉ có 49 ngày để thiết lập một kiếp sống mới. Nếu thời còn sống, bạn thường tạo ác nghiệp thì linh hồn sẽ đi thẳng vào cõi địa ngục khi bạn chết. Nếu bạn được ban phước lành và có tâm thanh tịnh, bạn sẽ được tái sinh ở cõi Trời, cõi Phật. Trong 49 ngày này, chúng ta sẽ phải đợi Diêm Vương phán xét, sau khi thời gian kết thúc sẽ phải chuyển kiếp vào một trong sáu đạo luân hồi.

Cõi ngã quỷ là gì?
Cõi ngã quỷ là gì?

Khi trong cõi quạ quỷ, người chết sẽ phải chịu vừa đói vừa khát. Họ không biết bố thí cúng dường khi còn sống để sanh phước, mà tâm thường bị sa lầy, thường dính mắc vào tài sản, tiếc tiền tài nên chết đói chết khát. Nếu con người chúng ta không tu luyện thân tâm khi còn sống, thì sau khi chết chúng ta sẽ vĩnh viễn đọa đày trong cõi ngạ quỷ.

Khi con người chết đi, phần lớn trong số này đi đến những nơi như cõi Địa ngục và Ngạ quỷ, Súc sinh và chỉ một số ít được chọn tái sinh vào cõi người, Atula hoặc cõi Trời. Khi chúng ta kính lễ người đã khuất bằng cách mua hàng mã đốt, làm mâm cơm cúng lễ, thì chỉ những ai bị đày vào cõi ngạ quỷ này mới có thể thụ hưởng chứ các cõi còn lại thì không.

Vậy ngạ quỷ là gì?

Khái niệm Phật giáo về “Ngạ quỷ” mô tả một trạng thái khó giải thích, chúng ta thường gọi là “linh hồn” của con người sau khi chết.

Trong Luận Tỳ Bà Sa cũng có nói rằng đây là những quỷ đói, có loài ăn đờm dãi, có loài ăn than lửa, có loài ăn máu mủ, cứt đái. Những kẻ sống ẩn dật về đêm, rất nhút nhát khi vào thời điểm có ánh sáng ban ngày vì họ sợ người mà họ có thể gặp phải.

Ma và ngạ quỷ có phải là một không?

Đạo Phật nói đến một linh hồn chưa tái sinh làm ngạ quỷ; dân gian sử dụng thuật ngữ ma để mô tả điều tương tự. Hai loài này có bản chất đồng nhất, tuy nhiên những đặc điểm chung và giá trị của chúng lại trái ngược với điều này.

Người phương Đông luôn quan niệm rằng linh hồn vẫn tồn tại ngay cả khi thể xác đã mất đi, linh hồn là nhận thức còn sót lại về sự tồn tại của con người. Trong Phật giáo, số phận không thể tránh khỏi của linh hồn xấu xa là trở thành một con ngạ quỷ, và không có cách nào để tránh hình phạt này. Chỉ sau khi một ngạ quỷ đã tích lũy đủ công đức để tiêu trừ nghiệp xấu của họ từ những kiếp trước, họ mới có thể đi đầu thai.

Đây là lý do tại sao, mỗi năm một lần, có nghi lễ cúng cô hồn, mọi người cầu siêu cho linh hồn người chết, an ủi nỗi đau khổ của họ và cầu xin họ nhanh chóng được giải thoát.

Một số người coi ma là những linh hồn lang thang chưa tái sinh vì họ có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới này, trong khi những người khác coi chúng là những hiện tượng hoàn toàn siêu nhiên. Đó có thể là linh hồn của một người đã chết một cách oan uổng, hoặc của một người nào đó, vào thời điểm chết, vẫn còn công việc chưa hoàn thành trên trần cõi, và do đó đã chọn ở lại. Nói cách khác, sự oan uổng sẽ biến mất khi ý chí được giải phóng hoặc điều sai trái được sửa chữa.

Ma và ngạ quỷ có thể sử dụng các kết nối tâm linh với con người (cô đồng, thầy cúng, nhà ngoại cảm…) để gây sợ hãi, đe dọa hoặc ảnh hưởng đến họ. Tuy nhiên, đâu là câu chuyện có thật? vẫn còn là một bí ẩn tại thời điểm này.

Tuổi thọ của Ngạ quỷ

Trong phẩm ba Quán Tướng thuộc kinh Quán Phật Tam Muội Hải có đề cập về tuổi thọ của ngạ quỷ sẽ kéo dài tám mươi bốn ngàn năm, có thể thấy con số này rất lớn, và theo luận Thành Thật thì có nói thêm về trường hợp “yểu thì không có hạn định”.

Còn kinh Ưu Bà Tắc cho rằng, ngạ quỷ sống thọ nhất sẽ được 27.000.000 tuổi theo năm tháng trên nhân gian.

Với kinh Chánh Pháp Niệm nói về tuổi thọ thì đưa ra con số là 800.000 năm theo trên nhân gian.

Ngạ quỷ thường ở đâu?

Theo phần PHẦN TRỤ XỨ trong cuốn Pháp Uyển Châu Luân có nói rằng:

Ngạ quỷ có hai chỗ ở: chính và phụ.

Chỗ ở chính được cho là: “Cách phía dưới châu Diêm-phù-đề năm trăm do tuần, có thế giới quỷ do vua Diêm La cai quản”. Trong Ưu Bà Tắc Giới Kinh có đề cập chu vi ở đây rộng khoảng 7500000 dặm. Dĩ nhiên, ở đây không hề có ánh sáng mặt trời hay mặt trăng chiếu đến.

Lại tiếp, có câu kệ trong kinh Ngũ Đao Khổ như sau:

“Giữa hai ngọn núi Thiết Vi ấy,

Không thấy ánh sáng mặt trời mặt trăng.

Ngạ quỷ cư trú ở trong đó,

Để đền bù tội lỗi xa xưa”.

Nếu theo câu kệ này thì ngạ quỷ cũng trú ngụ ở giữa hai ngọn núi Thiết Vi.

Còn chỗ phụ chỉ dành cho những quỷ thần có nghiệp chướng nhẹ, thường trú trong mồ mả, hang núi, rừng bụi, vườn nhà, bờ biển và những nơi bất tịnh.

Đời sống cõi ngạ quỷ thế nào?

Ngạ quỷ thì rất nhiều loài và loại mà mỗi loại lại có các hình thức ăn uống khác nhau tùy vào nghiệp của chúng.

  • Có loại ăn mùi
  • Loại ăn tinh khí
  • Loại ăn hương hoa
  • Loại ăn phân, đờm, nước tiểu.

Ngạ quỷ không khát và chỉ hấp thụ hơi nước chứ không hề uống được như con người.

Trong Kinh tạng Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh 3, Ngạ quỷ sự, phẩm Con rắn cho thấy rằng, khi đức Phật xuống cõi này, thì tại đây không hề có chợ búa và cày cấy. Những vong linh nuôi dưỡng thân là nhờ vào quý phật tử, đại chúng cúng dường Tam Bảo mà ra.

Các loại ngạ quỷ là gì?

Theo phẩm Lokapaññatti và Gacchatidīpanī

Trong phẩm này đề cập thì có tới 12 loại ngạ quỷ bao gồm:

  1. Vantāsapetā hay Vantāsa: Ngạ quỷ ăn nước miếng, đàm, vật nôn mửa. Nguyên nghĩa Pali : Vantaṃ asati bhakkhatīti = Vantāso.
  2. KuṇApāsapetā hay Kuṇapāsa: Ngạ quỷ ăn tử thi người hoặc thú. Nguyên nghĩa Pali: Kunapaṃ arati dakkhatīti = Kuṇapāso.
  3. Gūthakhādakapetā hay Gūthakhādaka: Ngạ quỷ ăn phân. Nguyên nghĩa Pali: Gūthaṃ khādatīti = Gūthakhadako.
  4. Aggijālamukhapetā hay Aggijālamukha: Ngạ quỷ thường có lửa trong miệng. Nguyên nghĩa Pali : Aggijālamukhatā etassāti = Aggījālamukho.
  5. Sucimukhapetā hay Sūcimukha: Ngạ quỷ có miệng bằng lỗ kim. Nguyên nghĩa Pali : Sūcipamānaṃ sukhaṃ etassāti = Sūcimukho.
  6. Taṇhaṭṭikapetā hay Taṇhāhaṭṭita: Ngạ quỷ thường bị áp bức hại cho đói khát. Nguyên nghĩa Pali : Taṇhāya aṭṭhito pūḷitoti = Taṇhāhaṭṭito.
  7. Sunijjhāmakapetā hay Sunijjhāmaka : Ngạ quỷ có thân đen như than. Nguyên nghĩa Pali: Suṭṭhu nissesena jhāno= Sunijjhāmo, Sunijjhāmo viyāti= Sunijjhāmako. Cây bị lửa đốt hết cành, lá, thân, chỉ còn lại gốc cây bị cháy gọi là Sunijjhāmaka.
  8. Suttaṅgapetā hay Suttaṅga: Ngạ quỷ có móng tay nhỏ, móng chân dài và bén nhọn như dao. Nguyên nghĩa Pali : Sattasadisaṃ aṅgaṃ etassāti = Suttaṅgo.
  9. Pabbataṅgapetā hay Pabbataṅgo: Ngạ quỷ có thân cao lớn bằng quả núi. Nguyên nghĩa Pali: Pabbatappamaṇo aṅgo etassāti = Pabbataṅgo.
  10. Ajagaraṅgapetā hay Ajagaraṅga: Ngạ quỷ có thân giống như con trăn. Nguyên nghĩa Pali: Ajagarasadiso aṅgo etassāti = Ajararaṅgo.
  11. Vemānikapetā hay Vemānika: Ngạ quỷ bị cảm thọ khổ lúc ban ngày, nhưng ban đêm được thọ hưởng lạc trong Thiên cung. Nguyên nghĩa Pali : Vimāne nibbattoti = Vemāniko.
  12. Mahiddhikapetā hay Mahiddhika: Ngạ quỷ có Đại thần lực. Nguyên nghĩa Pali : Mahatiyā iddhiyā samannāgatoti = Mahiddhiko.

Theo Petavatthu và Aṭṭhakathā, ṭīkā

Ở đây thì có 4 loại bao gồm:

  1. Parehidattaṃ upanissāya jīvatīti = paradattupajīviko. Vì sống phải dựa vào người khác nuôi, nên người ta đặt tên nó là Ngạ quỷ Paradattupajīvika.
  2. Khudā ca pīpāsā ca = Khuppipāsā (Đói và khát). KhuppiPāsāhi pilito = KhuppiPāsiko(sự đói khát). Khuppipāsika là Ngạ quỷ đói và khát.
  3. Nijjhāmena taṅhā etassāti = Nijjhāmataṇhiko. Vì có sự thèm ái dục hay sự đói khát thường xuyên và liên hệ từ lửa cháy trong miệng cho nên Ngạ quỷ này được gọi là Nijjhāmataṇhika.
  4. Ngạ quỷ Kaḷakañcika này khỏi phải định nghĩa, vì là tên của Atula, như trong Pātheyyavagga aṭṭhakathā có ghi rằng: “Kālakañcikāti tesaṃ asurānaṃ nāmaṃ”. Gọi là Kālakañcika này là tên của Atula thuộc loài Ngạ quỷ.

Một số loài Ngạ quỷ mà Bồ-tát không sanh vào

1- Ngạ quỷ KhuppiPāsika

2- Ngạ quỷ Nijjhāmataṇhika

3- Ngạ quỷ Kālakañcika

Ngoài các loại Ngạ quỷ đã kể trên, còn có nhiều loại khác, như

  • Ngạ quỷ Suciloma là loại Ngạ quỷ có lông như kim.
  • Ngạ quỷ Kharaloma là Ngạ quỷ có lông thô.
  • Ngạ quỷ Ghanakha là Ngạ quỷ có móng tay và móng chân dài.

Theo Lakkhaṇasamyutta

Có 21 loại Ngạ quỷ được liệt kê tại đây như sau:

  1. Aṭṭhisaṅkhasikapetā: Ngạ quỷ có xương dính với nhau thành từng khúc, nhưng không có thịt.
  2. Maṃsapesikapetā: Ngạ quỷ có thịt thành từng mảnh, nhưng không có xương.
  3. Maṃsapiṇḍapetā: Ngạ quỷ có thịt thành từng cục, thành khối.
  4. Nicchaviparisapetā: Ngạ quỷ không có da.
  5. Asilomapetā: Ngạ quỷ có lông như gươm.
  6. Sattilomapetā: Ngạ quỷ có lông như giáo.
  7. Usulomapetā: Ngạ quỷ có lông như cây tên.
  8. Sūcilomapetā: Ngạ quỷ có lông như kim.
  9. Dutiyasūcilomapetā: Ngạ quỷ có lông như kim, loại thứ hai.
  10. Kumbhaṇḍapetā: Ngạ quỷ có hòn dái rất to.
  11. Gūthakūpanimuggapetā: Ngạ quỷ chìm ngập trong phân.
  12. Gūthakhādakapetā: Ngạ quỷ ăn phân.
  13. Nicchavitakipetā: Ngạ quỷ cái không có da.
  14. Duggandhapetā: Ngạ quỷ có mùi hôi thối.
  15. Ogilinīpetā: Ngạ quỷ có thân như cây đuốc, lửa.
  16. Asisapetā: Ngạ quỷ không có đầu.
  17. Bhikkhupetā: Ngạ quỷ có hình tướng giống Tỳ khưu.
  18. Bhikkhunīpetā: Ngạ quỷ có hình tướng giống Tỳ khưu ni.
  19. Sikkhāmānapetā: Ngạ quỷ có hình tướng giống học nữ.
  20. Sāmaṇerapetā: Ngạ quỷ có hình tướng giống Sa di.
  21. Sāmaṇerīpetā: Ngạ quỷ có hình tướng giống Sa di ni.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết về Ngạ quỷ là gì? Chúng ở đâu và có bao nhiêu loại ngạ quỷ của huongvephatgiao.com biên soạn. Phật giáo có nhiều kiến thức cơ bạn, để nắm bắt rõ hơn, mời bạn theo dõi mục Từ Điển Phật Học của chúng tôi để có thể hiểu rõ hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *