Thầy thích giác hạnh

Thầy Thích Giác Hạnh là ai? Những bài giảng về tâm linh hay của Thầy

Hòa Thượng Thích Giác Hạnh là một bậc chân tu. Cả cuộc đời của thầy chỉ dành cho việc tu học và hoằng pháp, không quan tâm đến danh vọng, thế sự. Bởi vậy, những thông tin về vị Hòa Thượng này thực sự không nhiều. Dưới đây là một ít thông tin hiếm hoi mà Hướng Về Phật Giáo tổng hợp được, giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về tiểu sử thầy Thích Giác Hạnh, cùng những bài thuyết pháp hay, những câu chuyện tâm có thật mà thầy giảng giải qua chất giọng miền Tây Nam Bộ.

Tiểu sử thầy Thích Giác Hạnh

Tiểu sử Hòa Thượng Thích Giác Hạnh

Hòa Thượng Thích Giác Hạnh, khi chưa xuất gia có thế danh là Nguyễn Văn Não, sinh năm 1937 tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Thầy có duyên với Phật Pháp từ rất sớm. Năm 14 tuổi, Thầy cùng Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Bình xuất gia tại chùa Thiên Phước, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Hiện tại Hòa Thượng Thích Giác Hạnh đã 85 tuổi, nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn, sức khỏe vẫn dẻo dai. Thầy hiện giữ nhiều vị trí quan trọng trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), cũng như Giáo hội Phật Giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nơi Thầy đang cư ngụ.

  • Ủy Viên Hội Đồng Trị Sự Trung Ương GHPGVN.
  • Giảng viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương.
  • Phó Ban Trị sự tỉnh hội Phật Giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
  • Trưởng Ban Hoằng Pháp tỉnh hội Phật Giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Ngoài ra, Thầy còn là trụ trì của nhiều ngôi Chùa tại phía Nam là:

  • Chùa Hội Phước – Thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
  • Chùa Phước Lâm – Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
  • Chùa Phước Duyên – Huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
  • Chùa Tân Phước – Huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Đôi nét về chùa Hội Phước nơi Hòa Thượng Thích Giác Hạnh đang là trụ trì

Đôi nét về chùa Hội Phước
Thầy Thích Giác Hạnh ở chùa nào vũng tàu?

Chùa Hội Phước có địa chỉ tại: Hẻm 381 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Ban đầu, nơi đây được một cặp vợ chồng người Hoa là ông bà Hữu Đại xây dựng từ năm 1896, làm nơi thờ cúng tổ tiên, lấy tên là Cây Dương. Sau khi ông bà Hữu Đại qua đời, chùa được dân chúng xung quanh thay nhau coi giữ.

Năm 1926, có 3 vị Hòa Thượng đã về đây để tu học và hành đạo là Hòa Thượng Diệu Quang, Hòa Thượng Phổ Điền và Hòa Thượng Tâm Thiều.

Năm 1992 chùa được giao về cho GHPGVN.

Năm 1999, chùa được tiến hành đại trùng tu, xây dựng và mở rộng, làm nơi cho tu học và hoằng pháp, nên có diện tích, quy mô như ngày nay.

Hiện tại, sư trụ trì của chùa là Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh. Từ ngày về trụ trì tại chùa, Thầy đã liên tục tu sửa lại kiến trúc, mở rộng các hoạt động hoằng pháp, đem đạo Phật đến sâu rộng với người dân.

Về kiến trúc, chùa Hội Phước có cổng tam quan bên ngoài, khu trung tâm gồm 2 tầng, tầng trệt là giảng đường, tầng trên là chánh điện. Tất cả được trang trí hoa văn tinh xảo, hoành phi câu đối trang nghiêm. Ngoài ra, chùa còn có khu nhà ở dành cho chư tăng và khu nhà thờ hài cốt của phật tử.

Ngoài các ngày lễ lớn của đạo Phật khác ra, chùa còn có ngày giỗ Tổ 21/10 và lễ cầu đầu năm vào Rằm tháng Giêng. Mỗi ngày lễ, bà con xung quanh đến tham dự đông vui, nhộn nhịp, còn có cả du khách thập phương đến thắp nhang, cúng dường, cầu phước lộc, bình an.

Đặc biệt, chùa Hội Phước, là cơ sở, nơi tổ chức các lớp sơ cấp Phật học trực thuộc Trường trung cấp Phật học Tòng Lâm, là cơ sở tổ chức An cư kiết hạ Phật đản của tỉnh hội được tổ chức hàng năm.

Các bài thuyết pháp của thầy Thích Giác Hạnh

Hòa Thượng Thích Giác Hạnh tính tới thời điểm hiện tại đã 85 tuổi đời và hơn 70 năm tuổi Đạo. Tuy nhiên, khi nghe thầy thuyết pháp, ta vẫn cảm nhận được Thầy vẫn còn rất sáng suốt, minh mẫn, năng lượng sống của Thầy luôn tích cực, tươi trẻ.

Hơn 70 năm tu Đạo, hoằng pháp của mình, Thầy Thích Giác Hạnh đã đi đến nhiều nơi để thuyết pháp, cả trong nước lẫn ở hải ngoại. Với vốn kiến thức Phật Giáo tích lũy và sự trải nghiệm đa dạng, phong phú, những bài thuyết giảng của Thầy luôn cuốn hút, sinh động.

Lượng kiến thức về Phật Giáo khổng lồ mà Thầy đưa vào trong mỗi bài giảng của mình, không chỉ làm choáng ngợp đến những Phật tử mới, mà còn cả những người đã tu học vài năm. Tuy nhiên, các ví dụ của Thầy đưa ra luôn rất thực tế, chân thật, cách giải thích dễ gần, sống động khiến cho bài thuyết giảng không bị khô khan, nhàm chán.

Nhiều vấn đề khó giải thích, truyền đạt như phép tu hành, pháp môn niệm Phật, pháp môn tịnh độ, Phật giáo mật tông… nhưng khi nghe Thầy giảng lại trở nên rành mạch, dễ hiểu. Đặc biệt, Thầy còn hết sức dí dỏm, hài hước, lồng ghép những câu chuyện, những tình huống gây cười vào trong bài giảng của mình, khiến ai đã một lần được nghe Thầy giảng là yêu thích không ngừng.

Những bài giảng pháp hay của Hòa Thượng Thích Giác Hạnh là:

  • Nhân quả báo ứng không chừa một ai

  • Nợ nhau từ kiếp trước

  • 7 phương pháp bố thí, tạo phước cả đời

Những câu chuyện tâm linh của thầy Thích Giác Hạnh

Ngoài việc chia sẻ những kiến thức về Đạo Phật ra, Thầy Thích Giác Hạnh còn rất nổi tiếng với những bài giảng về tâm linh, những câu chuyện về ma có thật. Với hơn 70 tu học đạo Phật, chắc hẳn, thầy đã chứng kiến hoặc có rất nhiều trải nghiệm về tâm linh. Các câu chuyện về nhân quả báo ứng, vong linh báo mộng, cuộc sống luân hồi,.. luôn gây cho con người cảm giác tò mờ, đồng thời là sợ hãi.

Tuy nhiên, theo từng lời kể của Thầy, từng sự vật, hiện tượng đó được diễn giải ra theo quan điểm của Phật Giáo, khiến người nghe không cảm thấy nặng nề, khó chịu. Thay vào đó là ngộ ra được nhiều điều hơn, biết thay đổi bản thân, sống tốt đời, đẹp đạo hơn, khiến cho cuộc sống bản thân trở lên tự tại, an bình hơn.

Một số bài giảng về tâm linh của Thầy Thích Giác Hạnh là:

  • Những câu chuyện về luật nhân quả

  • 10 Cách Nhìn Thấy MA Ngoài Đời Thực, Đố Ai Dám Thử 1 Lần

  • Kiếp Luân Hồi Khi Chết Ta Sẽ Đi Về Đâu

  • Nhân quả báo ứng không chừa một ai

  • Vong Linh Báo Mộng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *